Visa F1 Diện Bảo Lãnh Gia Đình (FS-1): Hướng Dẫn Chi Tiết

19/10/2024
Visa diện bảo lãnh gia đình loại F1, hay còn gọi là Thị thực ưu tiên gia đình loại thứ nhất - First Family-Sponsored Preferences (FS-1), là một loại thị thực định cư Hoa Kỳ. Visa FS-1 cho phép công dân Mỹ bảo lãnh con độc thân từ 21 tuổi trở lên sang Hoa Kỳ để đoàn tụ, sinh sống và học tập. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách xin visa FS-1.
 
visa F1

Tổng quan về Visa F1 Diện Bảo Lãnh Gia Đình (FS-1)

Mục đích và hạn ngạch hàng năm

Visa FS-1 cho phép công dân Mỹ bảo lãnh con độc thân từ 21 tuổi trở lên sang Hoa Kỳ. Hằng năm, có 23.400 visa FS-1 được cấp, cộng thêm số visa F4 không sử dụng trong năm đó (visa F4 dành cho công dân Mỹ bảo lãnh anh chị em ruột).

Các loại visa được cấp

F11: Cấp cho người thụ hưởng chính (con độc thân từ 21 tuổi trở lên của công dân Mỹ)
F12: Cấp cho con của người giữ visa F11
 

Điều kiện xin visa FS-1

Yêu cầu đối với người bảo lãnh

Phải là công dân Mỹ, từ đủ 21 tuổi, sinh sống và có địa chỉ cụ thể tại Mỹ.
Chứng minh có đủ điều kiện tài chính để tài trợ cho người được bảo lãnh.

Yêu cầu đối với người được bảo lãnh

Chứng minh được mối quan hệ cha/mẹ - con (nếu là con nuôi thì cần có giấy tờ nhận nuôi hợp pháp).
 

Hồ sơ cần chuẩn bị

Giấy tờ chứng minh mối quan hệ

Giấy khai sinh
Chứng nhận kết hôn (nếu có)
Giấy nhận nuôi con nuôi (nếu có)

Các mẫu đơn và tài liệu tài chính

Đơn I-130
Trang xác nhận Đơn DS-260
Đơn bảo trợ tài chính I-864
Giấy khai sinh, passport, và bằng quốc tịch của người bảo lãnh
CMND, giấy khai sinh, passport, hình 5x5 và một số giấy tờ cá nhân khác của người được bảo lãnh
 

Quy trình xin thị thực định cư FS-1

Bước 1: Nộp đơn I-130 cùng giấy tờ chứng minh quan hệ
Người bảo lãnh nộp đơn I-130 cùng các giấy tờ chứng minh quan hệ lên Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS).

Bước 2: Chuyển hồ sơ sang Trung tâm Thị thực Quốc gia (NVC)

Nếu đơn I-130 được chấp thuận, hồ sơ sẽ được chuyển sang xử lý tại NVC. Người được bảo lãnh phải theo dõi Lịch chiếu khán hàng tháng trên website của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để biết được đã đến lượt nộp hồ sơ và phỏng vấn visa FS-1 hay chưa.

Bước 3: Nộp hồ sơ lên NVC và thanh toán các loại phí

Nộp hồ sơ lên NVC và thanh toán các loại phí như phí xử lý đơn xin thị thực nhập cư và phí bảo trợ tài chính. Người bảo lãnh cũng cần hoàn thành đơn bảo trợ tài chính I-864 để chứng minh khả năng tài chính.
Bước 4: Nhận thư mời phỏng vấn từ NVC
NVC gửi thư mời phỏng vấn cho người được bảo lãnh.
Bước 5: Khám sức khỏe và chuẩn bị hồ sơ phỏng vấn

Người được bảo lãnh khám sức khỏe và chuẩn bị hồ sơ phỏng vấn tại Lãnh sự quán Mỹ (phỏng vấn chỉ được thực hiện tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Tp.HCM).

Bước 6: Tham dự buổi phỏng vấn

Người được bảo lãnh tham dự buổi phỏng vấn theo đúng lịch hẹn.

Bước 7: Cấp visa

Lãnh sự quán cấp visa cho người được bảo lãnh nếu xét thấy đủ điều kiện.

 

Thời gian xử lý hồ sơ

Theo số liệu thống kê tính đến tháng 11 năm 2023 của USCIS, tổng số lượng hồ sơ diện visa FS-1 nộp vào Sở Di Trú là 261.384. Thời gian xử lý tại Sở Di trú đối với diện này hiện là 96 108 tháng (8 9 năm).
 
Với tính chất là diện ưu tiên gia đình, số lượng visa được cấp hằng năm bị giới hạn nên người được bảo lãnh sẽ nằm trong danh sách chờ đến lượt “waiting list” để nộp hồ sơ và phỏng vấn. Hiện tại, NVC đã xử lý đến hồ sơ có ngày ưu tiên đến tháng 7/2015, như vậy thời gian chờ phỏng vấn hiện tại đối với diện FS-1 khoảng 8 năm.
 

Các loại phí

Phí nộp đơn

Đơn I-130: 625 USD (nộp online) / 675 USD (nộp giấy)
Phí xử lý đơn xin thị thực nhập cư DS-260

345 USD/người

Phí xử lý đơn bảo trợ tài chính I-864

120 USD

Phí khám sức khỏe

275 USD/người lớn (15 tuổi trở lên)
240 USD/trẻ em (2-14 tuổi)
165 USD/người đối với trẻ em dưới 2 tuổi

Phí cấp thẻ xanh

235 USD/người

Lệ phí sinh trắc học

85 USD/người
 
Ngoài các loại phí nêu trên, trong quá trình làm hồ sơ sẽ có một số loại chi phí phát sinh khác như phí luật sư (trường hợp bạn ủy quyền cho luật sư nộp đơn), phí trích lục, dịch thuật, công chứng tài liệu.
 

Các lưu ý đặc biệt

Trường hợp sau khi nộp đơn bảo lãnh I-130 mà người được bảo lãnh kết hôn trước khi trở thành thường trú nhân, người được bảo lãnh sẽ không còn đáp ứng điều kiện “Con chưa kết hôn của công dân Mỹ”. Lúc này, người được bảo lãnh phải thông báo về tình trạng hôn nhân đến USCIS hoặc NVC, đồng thời diện bảo lãnh sẽ thay đổi từ FS-1 sang F3 visa (Công dân Mỹ bảo lãnh con đã kết hôn). Sự thay đổi này sẽ dẫn đến sự chậm trễ đáng kể trong việc cấp thị thực nhập cư do thời gian chờ xử lý hồ sơ tại USCIS và thời gian phỏng vấn của diện visa F3 tại NVC gần gấp đôi so với visa diện FS-1.
 
Vì thời gian chờ đợi đối với diện bảo lãnh ưu tiên gia đình là khá lâu, nếu bạn có ý định bảo lãnh người thân của mình trở thành thường trú nhân Mỹ và hưởng những quyền lợi đặc biệt mà miền đất hứa này mang lại, hãy liên hệ với chúng tôi ngay bây giờ để được tư vấn chi tiết!
20/10/2024
Một Số Thuật Ngữ Cơ Bản Trong Hồ Sơ Định Cư Mỹ
Hiểu rõ các thuật ngữ cơ bản trong hồ sơ định cư Mỹ giúp bạn quản lý hồ sơ hiệu quả hơn. Một số thuật ngữ quan trọng bao gồm Số biên nhận (Receipt Number) để theo dõi hồ sơ, USCIS chịu trách nhiệm xử lý đơn, và NVC lưu giữ hồ sơ đã được chấp thuận. Lịch chiếu khán (Visa Bulletin) và Ngày ưu tiên (Priority Date) xác định thời điểm hồ sơ của bạn được xử lý. Nắm vững các khái niệm này là chìa khóa để chủ động trong quá trình định cư Mỹ.
20/10/2024
Quan Điểm Đa Chiều Về Chính Sách Chứng Minh Tài Chính Bằng Tiền Vay Của USCIS 
Chính sách của USCIS về việc sử dụng vốn vay cho đầu tư EB-5 yêu cầu nhà đầu tư chứng minh khoản vay được đảm bảo bằng tài sản thuộc sở hữu cá nhân của họ. Điều này gây ra không ít thách thức, với nguy cơ nhận Yêu cầu Bằng chứng hoặc Thông báo Ý định Từ chối nếu không đáp ứng đủ tiêu chí. Các chuyên gia khuyên nhà đầu tư nên chuẩn bị kỹ lưỡng và làm việc với luật sư di trú để đảm bảo tuân thủ yêu cầu của USCIS và tăng cơ hội thành công.
20/10/2024
Tổng Quan về Visa EB-1C 
Visa EB-1C là loại visa định cư dành cho doanh nhân và nhà quản lý cấp cao điều hành doanh nghiệp tại Mỹ. Điều kiện bao gồm đương đơn phải giữ chức vụ quản lý ít nhất 1 năm và công ty tại Mỹ phải hoạt động hiệu quả. Lợi ích bao gồm nhận thẻ xanh vĩnh viễn và quyền sinh sống, làm việc tại Mỹ cho cả gia đình.
XEM THÊM